Bàn thờ Mụ hay cúng Mụ là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Người ta thường hay cúng để xin tổ tiên cho lộc tài, sức khỏe. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách lập bàn thờ mụ nhé.
1. Cần chuẩn bị những gì?
Tương truyền rằng nếu cúng bàn thờ Mụ càng tươm tất thì cuộc đời của bé về sau sẽ càng gặp điều may mắn trong cuộc sống. Nhưng hiện nay, việc cúng cũng là tùy tâm, tùy đặc điểm điểm của vùng miền mà chuẩn bị lễ vật cúng cho phù hợp. Nhìn chung, bàn thờ mụ sẽ thường gồm những lễ vật cúng như sau:
- Lễ trầu cau cúng mụ: bao gồm trầu têm cánh phượng, chuẩn bị cùng với cau bổ làm tư.
- Lễ phẩm oản cúng mụ: sẽ bao gồm 12 phần được phân chia đều nhau, trong đó để 1 phần lớn hơn.
- Lễ mặn cúng mụ: cúng mặn sẽ bao gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, rượu trắng,… (tùy biến theo từng văn hóa vùng miền khác nhau mà thay đổi cho phù hợp)
- Lễ tam sanh cúng mụ: bao gồm các con ốc, cua hay tôm (đối với lễ tam sinh có thể dùng đồ chín hoặc sống tùy ý)
- Lễ hương hoa cúng mụ: hương, tiền vàng, bình hoa tươi nhiều màu sắc, nước trắng,…
- Lễ vàng mã cúng mụ: hài xanh, váy áo xanh, nén vàng xanh,…
- Cùng với các lễ vật khác trong bàn thờ mụ như đồ chơi trẻ em, bánh kẹo,…
2. Lưu ý khi đặt lễ cúng bàn thờ Mụ
Thông thường gia chủ sẽ đặt lễ cúng mụ tại không gian giữa phòng khách, nơi gần bàn thờ gia tiên nhất. Nếu có phòng thờ riêng thì mâm cúng Mụ sẽ được đặt trong phòng thờ. Mâm cúng nên đặt hướng ra cửa chính. Đây là vị trí mang phong thủy tốt, thoáng mát, phù hợp và thuận tiện cho việc bày biện cúng lễ tiến hành.
Tại các gia đình ở miền quê hiện nay, lễ cúng mụ cũng thường được đặt ở ngoài sân, cho hài hòa với trời đất. Hoặc cũng có trường hợp, đặt lễ cúng ở trong phòng của bé, nơi mà gần với chỗ bé ngủ.
Trên đây là những lưu ý quan trọng khi lập bàn thờ cúng Mụ. Gia chủ hãy đọc kỹ để có thể sắp một mâm cúng tươm tất nhất nhé!